Các công trình sử dụng đá trang trí thường mang đến vẻ đẹp mắt và sang trọng. Tuy nhiên, chỉ cần một vết bẩn nhỏ cũng có thể khiến toàn bộ công trình mất đi giá trị của mình. Hôm nay, hãy cùng THT Stone tìm hiểu các cách làm sạch bề mặt đá hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

Việc giữ gìn vệ sinh cho các bề mặt đá trang trí là rất quan trọng để duy trì vẻ đẹp và sự sang trọng của chúng. có nhiều phương pháp làm sạch khác nhau, từ sử dụng các dung dịch tự nhiên đến các sản phẩm chuyên dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu những cách làm sạch hiệu quả, giúp bạn duy trì sự tinh tế và bóng loáng của các bề mặt đá trong công trình của mình

Các loại đá cần được làm sạch thường xuyên

Đá granite (hay còn gọi là đá hoa cương)

Đá granite (hay còn gọi là đá hoa cương)
Đá granite (hay còn gọi là đá hoa cương)

Loại đá này hình thành tự nhiên từ sâu trong lòng đất, qua quá trình biến chất của đá vôi, đá dolomit và một số tạp chất khác.

Đặc điểm nổi bật nhất của loại đá này là độ cứng và độ bền rất cao. Ngoài ra, nó còn có sự đa dạng về màu sắc và họa tiết vân đá, khả năng chống thấm nước và chịu nhiệt tốt. Nhờ những tính chất ưu việt này, đá được sử dụng phổ biến trong nhiều hạng mục như lát sàn nhà, lát cửa cổng, lát lối đi, cầu thang, thang máy và mặt bàn bếp.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về đá Granite thì nên tham khảo bài viết: Đá Granite tự nhiên là gì ? Các mẫu đá hoa cương đẹp để biết thêm chi tiết.

Đá marble (hay còn gọi là đá cẩm thạch)

Đá marble (hay còn gọi là đá cẩm thạch)
Đá marble (hay còn gọi là đá cẩm thạch)

Loại đá này được hình thành từ đá vôi với thành phần chủ yếu là Canxit, một dạng kết tinh của CaCO3.

Mặc dù không có độ cứng và độ bền cao như đá Granite, nhưng tính thẩm mỹ của loại đá này là điều mà ít loại đá nào sánh được. Sự đa dạng về màu sắc, họa tiết vân đá tự nhiên độc đáo và độ bóng cao là những lý do khiến loại đá này được yêu thích. 

Đá Marble có độ cứng vừa phải và dễ thấm nước hơn Granite, vì vậy cần được vệ sinh và bảo quản thường xuyên để duy trì vẻ đẹp và độ bền của nó.

Đá nhân tạo
Đá nhân tạo

Đá nhân tạo là sản phẩm của sự sáng tạo con người, được chế tạo từ các bột đá tự nhiên kết hợp với chất kết dính và các vật liệu khác. Qua các quy trình chế biến hiện đại, loại đá này có độ đồng nhất cao và ngày càng được cải tiến về chất lượng.

Với sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã và kích thước, đá nhân tạo ngày nay đang trở thành lựa chọn phổ biến trong ngành xây dựng và trang trí nội thất. Tuy nhiên, để duy trì vẻ đẹp và độ bền của sản phẩm, việc vệ sinh và chăm sóc định kỳ là cực kỳ quan trọng.

Xem thêm: Đá marble tự nhiên là gì? Các loại đá marble được ưa chuộng nhất

Nguyên nhân gây ra các vết bẩn khó xử lý trên bề mặt đá

Thứ nhất, không vệ sinh thường xuyên 

Thứ nhất, không vệ sinh thường xuyên 
Thứ nhất, không vệ sinh thường xuyên

Nếu không thường xuyên vệ sinh và lau chùi các vết bẩn trên bề mặt đá nhân tạo, chúng có thể tích tụ và trở nên khó xử lý hơn theo thời gian. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ảnh hưởng không chỉ đến vẻ đẹp của sản phẩm mà còn đến sức khỏe của chúng ta.

Thứ hai, không vệ sinh vết bẩn ngay 

Khi các vết bẩn xuất hiện trên bề mặt đá nhân tạo, việc làm sạch ngay lập tức là rất quan trọng. Đặc biệt là với các chất như nước cà phê, trà, hay dầu mỡ, việc không làm sạch kịp thời có thể khiến chúng thấm sâu vào phiến đá, làm cho quá trình xử lý sau này trở nên phức tạp và khó khăn hơn đáng kể.

Thứ ba, tiếp xúc với các dung dịch “cứng đầu”

Thứ ba, tiếp xúc với các dung dịch “cứng đầu”
Thứ ba, tiếp xúc với các dung dịch “cứng đầu”

Có nhiều loại dung dịch như sơn, chất nhuộm có thể dễ dàng bám vào bề mặt đá nhân tạo và khó tẩy rửa đi. Việc xử lý những vết bẩn từ các dung dịch này thực sự không phải là điều đơn giản. Vì vậy, khi có những loại dung dịch này trong nhà, hãy đảm bảo chúng được giữ cách xa bề mặt các phiến đá để tránh tình trạng khó xử lý và làm hư hại sản phẩm.

Thứ tư, không vệ sinh đúng cách 

Việc vệ sinh đúng cách là rất quan trọng để giữ cho bề mặt đá nhân tạo luôn sạch và đẹp. Nếu không làm sạch đúng cách, các vết bẩn có thể lan rộng và thấm sâu vào trong đá. Điều này khiến cho quá trình làm sạch trở nên khó khăn hơn và có thể làm hư hại bề mặt đá.

Cách vệ sinh hiệu đá ốp lát quả nhất

Thường xuyên lau chùi

Thường xuyên lau chùi
Thường xuyên lau chùi

Ưu tiên hàng đầu cho việc làm sạch hiệu quả nhất là phải thường xuyên lau chùi và dọn dẹp bề mặt đá. Mặc dù việc này đòi hỏi nhiều công sức, nhưng đổi lại, bạn sẽ có một công trình luôn sạch sẽ, đẹp mắt và tuổi thọ của đá cũng được kéo dài. 

Nếu chẳng may làm rơi vãi hay gây ra các vết bẩn trên bề mặt đá, hãy làm sạch ngay lập tức. Tránh để vết bẩn có thời gian ngấm vào trong đá vì sẽ rất khó xử lý và làm sạch sau này. 

Loại bỏ các vết cứng đầu

Loại bỏ các vết cứng đầu
Loại bỏ các vết cứng đầu

Nếu bạn đang gặp phải các vết bẩn cứng đầu và không thể làm sạch sạch bằng khăn ẩm hoặc nước rửa chén, hãy nghĩ đến việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hơn hoặc tẩy rửa chuyên dụng cho bề mặt đá được bán trên thị trường

Khi sử dụng các chất tẩy rửa mặt đá chuyên dụng, hãy ưu tiên chọn loại có độ Ph trung tính (từ 6 đến 8) Đây là những chất tẩy rửa an toàn không gây mòn. Hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và làm theo đúng chỉ dẫn để làm sạch bề mặt hiệu quả mà không gây hại cho đá. 

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các mặt đá lì, có thể dùng baking soda pha với nước để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu một cách dễ dàng. 

Làm sạch các vết bám khô 

Dùng kem đánh răng và baking soda: 

Dùng kem đánh răng và baking soda: 
Dùng kem đánh răng và baking soda:

Hãy trộn đều kem đánh răng và baking soda theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa hỗn hợp này lên các vị trí mặt đá nhân tạo bị dính các vết bẩn bám khô cứng đầu. Sau khoảng 5 đến 10 phút, dùng một chiếc khăn ẩm, mềm để lau sạch hỗn hợp này trên bề mặt theo hình xoắn ốc. Nếu là vết bẩn lâu ngày, bạn nên thoa hỗn hợp lên bề mặt một lần nữa và khi lau cũng nên dùng sức mạnh hơn một chút để xóa mờ các vết bẩn này tốt hơn.

Dùng cồn: 

Dùng cồn
Dùng cồn

Một cách khá đơn giản khác mà bạn có thể sử dụng là dùng rượu hoặc cồn có nồng độ mạnh, trên 50%, để xóa vết bẩn. Hãy dùng bông gòn hoặc khăn mềm để thấm cồn hoặc rượu rồi lau nhiều lần lên vị trí của các vết bẩn bám khô này.

Dùng kem chống nắng: 

Đây là một cách làm nghe có vẻ lạ nhưng lại rất hiệu quả đối với các vết bẩn khô dính trên bề mặt đá nhân tạo. Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ nên sử dụng kem chống nắng để làm sạch với các vết bẩn nhỏ, vì việc sử dụng lớn sẽ rất tốn kém.

Bôi một lượng nhỏ kem chống nắng lên các vết bẩn khô mà bạn muốn loại bỏ. Chờ khoảng 5 đến 10 phút, sau đó dùng khăn mềm, sạch để lau đi kem chống nắng. Nhờ vào kem chống nắng, các chất bẩn khô sẽ bị kéo ra khỏi bề mặt đá, giúp bạn có lại bề mặt đá sáng sạch.

Đối với các vết bẩn khô như bã cao su, sơn móng tay, sơn vẽ, thức ăn… bạn có thể sử dụng miếng nhựa cứng mỏng để lấy vết bẩn khỏi bề mặt. Sau đó, dùng khăn ẩm hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bề mặt.

Lưu ý trong cách bảo quản và làm sạch bề mặt đá 

Trong quá trình bảo quản và làm sạch bề mặt đá, các gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau để đem lại hiệu quả tốt nhất:

Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh

Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh
Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh

Các chất tẩy rửa có nồng độ pH quá cao (>15) có thể gây ra tình trạng ăn mòn đá, làm hỏng bề mặt đá và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình. Vì vậy, chúng ta nên tránh sử dụng các chất này. Trong quá trình lựa chọn dung dịch tẩy rửa cho bề mặt đá, cần tìm hiểu kỹ về thông tin và thành phần của từng dung dịch để đảm bảo an toàn cho đá.

Không sử dụng các vật dụng sắc nhọn khi làm sạch đá

Không sử dụng các vật dụng sắc nhọn khi làm sạch đá
Không sử dụng các vật dụng sắc nhọn khi làm sạch đá

Khi gặp phải các vết bẩn bám chắc như sơn, kẹo cao su, thường ta có thói quen sử dụng các vật nhọn để lấy chúng ra. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến việc bề mặt đá bị xước và hỏng. Thay vào đó, hãy sử dụng các vật dụng cứng nhưng an toàn hơn để đảm bảo không gây tổn hại cho đá.

Không sử dụng miếng nhám rửa nồi 

Không sử dụng miếng nhám rửa nồi 
Không sử dụng miếng nhám rửa nồi

Chúng ta cũng có thói quen sử dụng miếng nhám rửa nồi khi vệ sinh mặt đá. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra tổn hại cho bề mặt đá, làm cho nó bị bào mòn dần và dễ bị nhiễm bẩn hơn. Để bảo vệ bề mặt đá, hãy sử dụng các phương pháp và công cụ vệ sinh phù hợp để giữ cho nó luôn trong tình trạng tốt nhất.

Thường xuyên lau chùi và dọn dẹp vết bẩn ngay khi có thể

Thường xuyên lau chùi và dọn dẹp vết bẩn ngay khi có thể
Thường xuyên lau chùi và dọn dẹp vết bẩn ngay khi có thể

Việc thường xuyên lau chùi và dọn dẹp các vết bẩn ngay khi có thể là rất quan trọng. Tránh để các vết bẩn này qua đêm, vì chúng có thể kết dính và thấm vào bề mặt đá, làm cho quá trình lau chùi trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Bằng cách này, bạn sẽ giữ được bề mặt đá sạch sẽ và ngăn ngừa hiện tượng bám bẩn phát sinh.

Không đặt xoong, nồi vừa nấu xong lên bề mặt bếp

Không đặt xoong, nồi vừa nấu xong lên bề mặt bếp
Không đặt xoong, nồi vừa nấu xong lên bề mặt bếp

Mặc dù đa số các loại đá có khả năng chống nhiệt tốt, tuy nhiên, với nhiệt độ cao và đột ngột, bề mặt đá vẫn có thể bị ố vàng, làm mất đi tính thẩm mỹ ban đầu. Để duy trì độ bền và đẹp của đá, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ quá cao mà không có sự bảo vệ hoặc biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Bài viết trên đây là THT Stone muốn chia sẻ tới bạn về cách làm sạch đá ốp lát đơn giản và hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc gì hãy liê hệ ngay để được tư vấn miễn phí nhé!

5/5 - (1 bình chọn)